Gắn kết “3 nhà” để xây dựng chương trình “Nâng cao năng suất lao động”

Câu chuyện muôn thủa : tại sao năng suất lao động của Việt Nam luôn thấp hơn nhiều so với các nước khác ?
Tọa đàm & có những cái nhìn chân thực nhất từ chính những người sử dụng lao động, những người đến từ khối doanh nghiệp tư nhân Việt Nam qua chủ đề : Năng suất lao động Việt Nam: thực tiễn và giải pháp.

Chương trình được thực hiện bởi VOV1 – Chuyên mục : Câu chuyện thời sự phát sóng 7h15 sáng thứ Năm ngày 4/4/2019 với sự tham gia ý kiến của ông Nguyễn Quang Huân – Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty HALCOM Việt Nam, một công ty cổ phần chuyên về lĩnh vực Đầu tư và Tư vấn phát triển Hạ tầng – Đô thị, đồng thời là Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam.

 

Mr NQHuan

Nội dung buổi trao đổi : VOV1 – Câu chuyện thời sự / Thời sự đồng hành sáng 4.4.2019

Đã có nhiều giải pháp được đưa ra nhưng ý kiến của 1 người chủ sử dụng lao động trực tiếp như ông Huân rất đáng được lưu tâm & cân nhắc : “Tiền lương là đòn bẩy trong so sánh giữa các doanh nghiệp cùng ngành nghề và trong khu vực. Tuy nhiên cần phân biệt “tiền lương” và “tổng thu nhập”của người lao động. Tổng thu nhập bao gồm tiền lương và các khoản thưởng và phúc lợi khác, trong đó bao gồm thưởng cho năng suất lao động. Trong quản trị ngày nay thì lương không phải là công cụ tốt để thức đẩy năng suất lao động, nhưng các khoản thưởng năng suất mới thực sự là tạo động lực cho người lao động. Tất nhiên mức lương và các khoản phúc lợi phải đủ cao để có thể thu hút được lao động, đặc biệt là người tài để họ gia nhập doanh nghiệp và để họ yên tâm cống hiến, và mức lương cũng cần thường xuyên được điều chỉnh phù hợp với năng suất và trách nhiệm của người lao động trong doanh nghiệp, nhưng trong quá trình sản xuất thì cần đặc biệt chú trọng vào các khoản thưởng năng suất để kích thích sáng tạo, tự chủ, không ngừng đổi mới để nâng cao năng suất.

Cá nhân người viết bài này tâm đắc nhất câu trả lời của ông Huân & mượn ý đó cho tựa đề bài viết này : “Xây dựng một chương trình nâng cao năng suất lao động là cần thiết, nhưng chương trình phải có mục tiêu, quan điểm, giải pháp rõ ràng và phải có nhân lực, tài lực bảo đảm chương trình khả thi, trong đó phải thể hiện được quan điểm của Đảng, quyết tâm chính trị của cả hệ thống. Điều quan trong là phải có sự gắn kết giữa 3 “nhà”: Nhà chính trị – Nhà kinh tế – Nhà doanh nhân. Chúng ta cần chính trị định hướng phát triển, xây dựng các chính sách vĩ mô để toàn dân thực hiện. Chúng ta cần các học giả, những nhà kinh tế, những nhà nghiên cứu để đưa ra các lý thuyết dẫn đường. Sau đó ta cần các doanh nhân triển khai thực hiện các lý thuyết ấy theo đúng định hướng đề ra. Đó là cách phát triển bền vững ở từng doanh nghiệp. Thực hiện công cuộc đổi mới, cải tiến tăng năng suất lao động cũng cần đi theo cách này.